Cách sửa chữa Aptomat khi gặp sự cố
Trong những bài viết trước đây, Sơn Uyên đã chia sẻ đến các bạn những “sự cố về aptomat” thường xuyên gặp trong quá trình sử dụng điện tại nhà. Để có những khắc phục tốt nhất trong trường hợp này, bài viết dưới đây Sơn Uyên sẽ đưa ra “Cách sửa Aptomat hiệu quả nhất!”.
Sơn Uyên
@9z6elrbjq1mtc5s3kuxv4i8w7ha0nf2opygd
6 phút đọc
14 tháng 03 năm 2022
Khái quát về Aptomat:
Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh được gọi là CB do được viết tắt từ Circuit Breaker – đây là thiết bị có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Ngoài ra có một số dòng aptomat được trang bị thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay chống giật
Chính vì vậy khi Aptomat gặp sự cố thì các thiết bị điện sử dụng trong gia đình sẽ bị thiệt hại rất nhiều do nguồn điện bị ngắt đột ngột, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động. Trong trường hợp aptomat gặp vấn đề bạn nên lập tức kiểm tra và khắc phục nhanh chóng để làm giảm mức độ thiệt hại.
Sửa chữa aptomat khi gặp các sự cố về điện:
Đối với aptomat bị nhảy:
- Aptomat bị nhảy thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: do quá tải nguồn điện, do nguồn điện bị chát hay chập và do aptomat bị hư.
- Hiện tượng này khiến người sử dụng cảm thấy lo lắng vì nguồn điện sử dụng chập chờn, không ổn định khiến các thiết bị điện bị ảnh hưởng khá nhiều. Trong trường hợp này bạn nên khắc phục như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ: Tua vít, máy khoan, đồng hồ đo điện, bút thử điện, aptomat mới và aptomat chống giật
Tìm nguyên nhân gây nhảy aptomat:
- Bước 1: Để xem aptomat đang dùng có bị nhảy hay không bạn hãy gỡ chiếc CB đang dùng và thay 1 chiếc CB khác vào. Theo dõi aptomat mới nếu hiện tượng nhảy vẫn còn thì bạn thực hiện sang bước 2
- Bước 2: Bạn tháo hết tất cả các thiết bị được kết nối trực tiếp với nguồn điện và sau đó bật aptomat lên lại rồi quan sát hiện tượng xảy ra. Nếu CB không bị nhảy thì nguyên nhân chính là do các thiết bị điện trong gia đình hoạt động quá nhiều cùng một thời điểm. Qua đó bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện một cách lãng phí, chỉ sử dụng khi cần thiết. Nếu trường hợp aptomat vẫn nhảy thì bạn tiến hành tiếp bước 3
- Bước 3: Tháo tất cả các ổ cắm, công tắc trong phòng ra, tách tời đường dây âm và dương sau đó dùng băng keo bịt kín miệng chúng lại để cách điện rồi bật aptomat để thử tiếp. Nếu CB vẫn nhảy thì do dây điện âm tường bị hỏng chứ không phải lỗi của công tắc điện
Aptomat nhảy do dây điện âm tường bị hỏng
- Bước 1: Sử dụng 1 aptomat chống giật để nối trực tiếp với nguồn điện đầu vào sau đó tiến hành lắp từng hệ thống dây điện trong nhà vào đầu ra aptomat và chờ đợi. Kiểm tra các dây đến ổ cắm, rồi các dây đến công tắc, đến các thiết bị chiếu sáng. Nếu như đoạn dây nào khi kiểm tra làm CB chống giật nhảy thì đoạn dây đó bị hỏng
- Bước 2:
- Nếu đường dây âm trường nhà bạn sử dụng ống gà thông tường, bạn chỉ cần rút dây cũ ra và luồn dây mới vào rồi lắp lại là xong
- Còn nếu dây âm tường nhà bạn chôn trực tiếp vào tường, bạn cần sử dụng máy khoan để lấy ra thay thế hoặc có thể khoan tường đi một đường dây khác rồi sau đó dùng xi măng trát lại là xong
Đối với aptomat bị cháy:
- Trong trường hợp aptomat bị cháy thì cách tốt nhất là bạn nên thay aptomat mới để đảm bảo an toàn bởi vì aptomat sau khi bị cháy sẽ không còn giữ được tính năng như ban đầu của nó. Nếu sửa chữa lại aptomat cũ để dùng sẽ gây ra tác dụng ngược đối với các thiết bị điện thay vì bảo vệ chúng.
- Hãy thực hiện những bước sau để thay aptomat một cách chính xác nhất:
- Chuẩn bị: tua vít, aptomat mới có công suất phù hợp, băng dính cách điện
- Bước 1: Ngắt nguồn điện vào aptomat sau đó loại bỏ aptomat cũ bằng cách tháo ốp và nới lỏng các ốc siết gắn dây điện cấp cho pha nóng và lạnh. Nếu đường dây cấp điện vẫn có nguồn thì cần lấy băng dính cách điện quấn kín để đảm bảo an toàn
- Bước 2: Tháo toàn bộ những ốc siết đang cố định các đầu dây diện và aptomat ra và gỡ hoàn toàn CB cũ ra khỏi bảng điện
- Bước 3: Lắp aptomat mới vào vị trí của aptomat cũ
- Bước 4: Đấu lại các dây nguồn vào, ra cho aptomat mới. Với dây nguồn vào, cần phải tháo lớp băng dính cách điện ra trước khi siết ốc và thông thường, dây nguồn cấp điện vào sẽ nằm phía hướng trên giúp dễ dàng sử dụng hơn
- Bước 5: Sau khi quá trình thay thế hoàn tất thì bật tắt aptomat xem thiết bị đã hoạt động lại bình thường hay chưa.
Việc sửa chữa Aptomat tại nhà rất đơn giản và tiết kiệm chi phí nếu bạn có kinh nghiệm về sửa chữa điện. Còn trong trường hợp aptomat bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng nặng đến nguồn điện tổng thì bạn cần phải liên hệ với “trung tâm sửa chữa điện” gần nhất để kiểm tra. Sơn Uyên hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự “sửa chữa aptomat” tại nhà trong thời gian ngắn nhất.
0
lượt xem
Người viết bài
Được đăng trên
Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam
Công Ty TNHH Thiết Bị Điện Sơn Uyên là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị điện, vỏ tủ điện, dây và cáp trung thế hạ thế, thiết bị trong tủ điện, thiết bị điện dân dụng...
Bài Viết Liên Quan
Hiện nay tủ điện là một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình hay các nhà máy, xí nghiệp. Dù là tủ điện công nghiệp hay tủ điện dân dụng thì chúng đều có những vai trò vô cùng quan trọng.
Khi bạn sử dụng máy biến áp một thời gian sẽ xuất hiện lượng nước trong máy biến áp tăng cao. Chính điều này sẽ làm ẩm giấy cách điện giữa các cuộn dây dẫn. Nếu không xử lý kịp thời lượng nước này sẽ khiến cho độ ẩm có trong máy tăng cao. Và thẩm thấu vào các vật liệu cách điện có trong cuộn giấy. Chính vì những điều này khiến cho máy móc dễ bị hư hỏng. Cũng như bị cháy trong quá trình vận hành, mà bạn nên quan tâm.
Trong những bài viết trước đây, Sơn Uyên đã chia sẻ đến các bạn những “sự cố về aptomat” thường xuyên gặp trong quá trình sử dụng điện tại nhà. Để có những khắc phục tốt nhất trong trường hợp này, bài viết dưới đây Sơn Uyên sẽ đưa ra “Cách sửa Aptomat hiệu quả nhất!”.
Cầu dao 3 pha hoạt động dựa trên nguyên lý: Cho 3 dây pha đi qua tâm biến dòng có lõi sắt hình xuyến, đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và 1 dây lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây
Trạm biến áp hạ thế kiểu trụ thép đơn thân 1 cột: Đây là loại trạm biến áp trong đó máy biến áp được đặt trên trụ thép đơn hoặc trụ bằng cột ly tâm. Các bộ phận của trạm biến áp hạ thế kiểu trụ được làm bằng tôn tráng kẽm. Trạm biến áp hạ thế lắp đặt chủ yếu ngoài trời và đặt ở những nơi công cộng có không gian hẹp. Mật độ dân cư đông đúc như: Công viên, sân bay, bệnh viện, khu chung cư
Sau đó kiểm tra nốt chân còn lại, lắp lại vỏ củ ổ, lắp vỏ vào đế và gắn cố định ổ cắm vào vị trí ban đầu. Bật cầu dao điện và dùng bút thử điện kiểm tra xem có điện chưa. Nếu có điện tức là đã sửa xong, còn nếu không có điện thì phải thực hiện cách mở ổ cắm điện Panasonic ra một lần nữa để thay thế ổ mới.
Aptomat chống giật Panasonic được các chuyên gia đánh giá có độ chính xác cao, độ nhạy và khả năng ngắt mạch cực nhanh. Nhờ khả năng ngắt mạch nhanh nên quyết định đến độ an toàn của sản phẩm khi xảy ra sự cố như: chập điện, cháy nổ, quá tải,
Thiết bị đóng cắt hạ thế Schneider Electric là sự lựa chọn hoàn hảo khi thiết lập hệ thống điện trong các công trình thương mại, công nghiệp và dân dụng.
Đây là thiết bị điện rất quan trọng và được sử dụng rất phổ biến, nếu aptomat gặp sự cố dẫn đến toàn bộ hệ thống điện cũng bị ảnh hưởng theo điển hình là hiện tượng aptomat nhảy liên tục về đêm
Nhưng những chiếc CB chống giật là thiết bị điện như thế nào và có nên lắp đặt cho công trình của mình, khi bạn đã có những chiếc aptomat tự động và nghe nói lắp đặt những chiếc CB chống giật có thể thường xuyên gặp hiện tượng bị nhảy, ngắt điện đột ngột trong quá trình sử dụng điện